Mùa mưa gió đến khiến cho quần áo trong nhà bạn bị ẩm mốc, mãi không khô. Bạn muốn sắm cho gia đình một chiếc máy sấy quần áo phù hợp nhất thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Ưu điểm của máy sấy
Ưu điểm đầu tiên cũng là nổi bật nhất của máy sấy, đó là giúp gia đình bạn tiết kiệm không gian. Thông thường, việc phơi khô quần áo cần ít nhất 3-4 mét vuông không gian ban công, trong khi cả bộ máy giặt và máy sấy nếu xếp chồng lên nhau chỉ chiếm diện tích 0,36 mét vuông. Với các gia đình ở thành phố, nơi tấc đất tấc vàng, thì đây rõ ràng là một khoản tiết kiệm không hề nhỏ, trong thời gian dài.
Thứ hai, nó giúp bạn không còn lo lắng về những ngày mưa. Trong những tháng mùa đông, hoặc tháng mưa ngâu như hiện nay, bạn sẽ không phải lo lắng về việc quần áo có khô kịp để sử dụng hay không. Hơn nữa, quần áo có thể được mặc ngay vào ngày chúng được giặt, hoặc chỉ sau vài giờ, rất thuận tiện.
Quần áo được sấy bởi máy sấy có thể bị nhăn nhưng không nhiều và nó hoàn toàn có thể mặc ngay được trừ các loại quần áo dành cho các dịp đặc biệt quan trọng, sẽ cần phải là qua. Thực tế cho thấy công nghệ sấy khô đã ngày càng hiện đại và quần áo được sấy bằng máy không còn nhăn quá nhiều. Bạn cũng có thể gấp quần áo vào tủ cất ngay sau khi lấy ra.
Nên chọn loại máy nào?
Dựa theo cấu tạo, chức năng và thiết kế, máy sấy hiện chia ra chủ yếu làm ba loại: loại thổi khí, loại ngưng tụ và loại thông hơi. Máy sấy loại thổi khí là rẻ nhất, có thiết kế như một chiếc túi hoặc tủ lớn để treo quần áo bên trên, sau đó sử dụng một chiếc thứ tương tự “máy sấy tóc loại lớn” để làm khô quần áo. Trừ trường hợp bị giới hạn ngân sách, bạn không nên sử dụng loại máy sấy này. Nó không chỉ tiêu thụ nhiều điện mà nhiệt độ có thể rất cao, lên đến 80 độ C, rất có hại cho quần áo.
Nguyên lý của máy sấy ngưng tụ là ngưng tụ hơi nước trong không khí ẩm và làm lạnh, sau khi sấy quần áo qua thiết bị ngưng tụ thì hơi ẩm sẽ biến nó thành nước để xả đi. Ưu điểm của nó là thiết kế nhỏ gọn, nhờ cơ chế hoạt động không thoát hơi nóng trực tiếp ra ngoài nên an toàn cho gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó tiêu tốn điện năng và có giá thành cao hơn máy sấy thông hơi.
Máy sấy thông hơi là loại phổ biến nhất. Nó sử dụng máy nén để nén và làm nóng không khí, sau đó sử dụng khí nóng để làm bay hơi hơi ẩm trên quần áo thành hơi nước. Hơi nước sau đó đi qua thiết bị bay hơi để trở thành không khí lạnh, sau đó lại đi vào máy nén để được sưởi ấm.
Do đó, so với máy sấy ngưng tụ, máy sấy thông hơi tiêu thụ điện năng thấp và tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy nhiên, hơi nước ẩm, nóng trong quá trình máy sấy hoạt động sẽ thoát trực tiếp ra ngoài nên khi sử dụng, cần trang bị thêm một ống thông gió và nên đặt máy gần cửa sổ để hơi nước được thoát ra một cách dễ dàng nhất.
Điểm cuối cùng cần lưu ý là một số dòng máy giặt trên thị trường hiện nay có tích hợp máy sấy cỡ nhỏ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số người dùng thì nên mua máy sấy riêng. Bởi công suất của máy giặt sấy thường không cao, hệ thống lọc riêng cũng không được sử dụng. Do đó, một số loại quần áo có thể sẽ không được làm khô hoàn toàn. Trong một số trường hợp, các sợi và bụi vải còn dính lại có thể gây ra tình trạng ô nhiễm thứ cấp.
Cách sử dụng, bảo quản tủ sấy quần áo hiệu quả và tiết kiệm nhất
Những tính toán trên cho biết chi phí để vận hành tủ sấy của bạn trong điều kiện hoạt động hoàn hảo. Tủ sấy sử dụng quá tải hoặc được bảo trì kém có thể dẫn đến nhanh hư hỏng, chi phí sửa chữa cao hơn. Để đạt được hiệu suất làm việc tốt nhất của máy sấy quần áo, bạn cần phải để máy sấy nghỉ ngơi sau mỗi lần sử dụng và vệ sinh sạch máy sấy bên ngoài nhiều lần. Nên bảo trì máy sấy 1 năm 1 lần hoặc theo định kỳ của nhà sản xuất.
Mặc dù những dòng tủ sấy hiện đại, chất lượng luôn đảm bảo được tiết kiệm điện năng nhưng bạn cũng phải biết một số lưu ý để sử dụng tủ sấy sao cho tiết kiệm. Trước khi cho quần áo vào máy, bạn phải đảm báo áo quần đã được vắt hết nước hoặc nếu bạn có thời gian là ủi quần áo thì không nên sấy quá lâu trong để tiết kiệm điện năng.
Hãy chọn chế độ sấy thấp nếu bạn không muốn quần áo quá nhăn vì khi tiếp xúc nhiều với nhiệt, vải sợi dễ bị co rút, đặc biệt với vải bông và vải sợi mỏng bạn nên chọn chế độ sấy gió.
Khi máy đã ngừng hoạt động khoảng 5 phút bạn nên nhanh chóng lấy quần áo ra và nhớ không nên đụng vào phần kim loại trên cửa gió. Đặc biệt những bộ quần áo có thiết kế đinh ghim hoặc trong túi quần, túi áo có kim loại, bạn phải loại bỏ ra hết rồi mới cho quần áo vào lồng sấy vì như vậy máy sẽ dễ bị hư hỏng.